Những nguyên nhân dễ gây ra chứng suy thận

là tình trạng suy giảm chức năng hoạt động của thận, bao gồm chức năng bài tiết độc tố trong cơ thể, bài tiết lượng nước dư thừa, đồng thời kéo theo sự suy giảm một vài loại hoocmon do thận sản xuất.


Cùng tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả căn bệnh nguy hiểm này.

Thận là cơ quan nội tạng giữ vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu, khi thận suy hoạt động thải loại độc tố của cơ thể sẽ không được đảm bảo, diễn biến âm thầm của suy thận nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy, bạn chớ nên coi thường những yếu tố gây suy thận.

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng hoạt động của thận, bao gồm chức năng bài tiết độc tố trong cơ thể, bài tiết lượng nước dư thừa, đồng thời kéo theo sự suy giảm một vài loại hoocmon do thận sản xuất.

– Có hai nguyên nhân chính gây suy thận hiện nay, bao gồm: cao huyết áp và viêm cầu thận cấp. Huyết áp cao nếu không được kiểm soát bước đầu sẽ gây ra tiểu đạm, tiếp đến khiến thận suy.

– Ngoài ra, một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng gây suy yếu chức năng thận đó là bệnh tiểu đường. Tiểu đường không chỉ được xem là nguyên nhân gây suy thận hàng đầu tại các nướcđang phát triển trong đó có Việt Nam mà bệnh còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm lên các cơ quan khác bao gồm mắt, thần kinh, tim mạch…

– Một số loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị cũng có thể là nguyên nhân làm suy thận, đặc biệt khi dùng với liều cao và dài ngày. Một số loại thuốc gây độc cho thận có thể kể đến như: thuốc kháng lao, kháng viêm không steroid, kháng sinh nhóm aminoglycoside, thuốc cản quan, hóa chất được dùng trong điều trị ung thư, thuốc đông y không rõ nguồn gốc…

– Suy thận do một số bệnh liên quan đến đường tiết niệu, bao gồm: trướng thận, sỏi thận, viêm bể thận, hội chứng thận hư, viêm cầu thần… nếu không điều trị sớm sẽ khiến chức năng thận suy giảm , gây suy thận mãn.

– Vài bệnh nhiễm trùng cũng có thể khiến chức năng thận suy yếu, cụ thể như nhiễm khuẩn liên cầu thận, vi khuẩn gây bệnh mạnh có thể gây ra phản ứng sock nhiễm khuẩn và suy thận cấp.

– Do chấn thương nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến thận.

– Do ăn phải một vài thực phẩm như mật cá, mật rắn, măng, do ong đốt, hay sau khi viêm họng khoảng 14 ngày …

– Những thay đổi và tác động từ cuộc sống cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chức năng làm việc của thận như stress, hút thuốc lá, ít vận động, ăn nhiều muối, chất đạm, môi trường sống ô nhiễm…, lâu dài sẽ trở thành nguyên nhân gây suy thận

Phòng ngừa suy thận bằng cách nào?

Để phòng ngừa suy thận, trước hết bạn cần phải biết nguyên nhân gây suy thận là gì, từ đó giải quyết những căn bệnh mà mình đang gặp phải. Cụ thể:

– Nếu bị suy thận thì cần tích cực điều trị bằng đường máu, giữ ở mức trung bình; thường xuyên kiểm tra lượng đạm trong nước tiểu.

– Điều trị tốt bệnh lý cao huyết áp, hạn chế ăn nhiều thực phẩm có lượng muối cao, giữ huyết áp ở mức ổn định bằng các biện pháp thể dục, thể thao.

– Điều trị tích cực bệnh mỡ máu, bên cạnh việc dùng thuốc cần giảm lượng thức ăn nhiều calo và dầu mỡ trong ngày.

Ngoài ra, để phòng bệnh suy thận bạn cần loại bỏ thói quen hút thuốc lá (nếu có), không uống nhiều rượu, ăn nhiều rau quả và trái cây tươi, uống đủ nước để hỗ trợ chức năng hoạt động của thận,không tự ý dùng thuốc trị bệnh bừa bãi khi chưa tham khảo qua ý kiến bác sĩ.

Cuối cùng, không quên lên lịch định kỳ 6 tháng một lần khám bác sĩ chuyên khoa thận nếu có các bệnh sử trên.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *